Các kiểu Phá_thai

Có chủ đích

Có xấp xỉ 205 triệu trường hợp mang thai trên toàn thế giới mỗi năm. Hơn một phần ba trường hợp là ngoài dự tính và khoảng một phần năm kết thúc với sự phá thai có chủ đích.[6]Một sự thai nghén có thể bị chấm dứt một cách có chủ đích theo nhiều cách. Phương pháp được lựa chọn thường dựa theo tuổi của phôi hay thai nhi,[7] vốn phát triển kích thước cùng với tiền trình thai nghén.[8] Các quá trình riêng biệt cũng có thể được lựa chọn tùy theo pháp luật, khả năng dịch vụ tại chỗ, và sự lựa chọn của bác sĩ hay người bệnh.

Những lý do dẫn tới việc phá thai có chủ đích thường tùy theo hoặc lý do điều trị hoặc do lựa chọn. Một sự phá thai theo y học được gọi là một sự phá thai điều trị khi nó được lựa chọn để cứu sống sinh mạng của người mẹ; ngăn chặn sự ảnh hưởng tới thể chất hay tinh thần của người mẹ; sự kết thúc một quá trình mang thai khi có những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bệnh tật bẩm sinh về thể chất hay tàn tật; hay để làm giảm có chọn lựa số lượng phôi thai để giảm thiểu các nguy cơ gắn liền với việc mang thai nhiều phôi.[9][10] Một sự phá thai được gọi là do lựa chọn hay tự nguyện là khi nó được thực hiện theo yêu cầu của người phụ nữ mà không có các lý do y tế.[10]

Tự phát

Bài chi tiết: Hư thai

Mất thai tự phát, cũng gọi là sẩy thai, là sự đẩy ra tự phát của một phôi thai hay thai nhi trước tuần tuổi thứ 20 tới 22. Một sự thai nghén kết thúc trước tuần tuổi thứ 37 dẫn tới sự ra đời của một đứa trẻ được gọi là "đẻ non" hay "đẻ sớm".[11] Khi một phôi thai chết trong tử cung sau khi đã hình thành, hay trong khi đẻ, nó thường được gọi là "thai chết lưu".[12] Những ca đẻ non và chết lưu thường không được coi là sẩy thai dù việc sử dụng những thuật ngữ này có thể nhiều khi lẫn lộn.[cần dẫn nguồn]

Chỉ 30 tới 50% ca mang thai vượt qua ba tháng đầu.[13] Đại đa số những ca mang thai đó mất trước khi người phụ nữ biết được về việc mang thai,[10] và nhiều ca mang thai mất trước khi nhân viên y tế có khả năng phát hiện sự có mặt của một phôi thai.[14] Từ 15% tới 30% những ca mang thai đã được biết chấm dứt với tình trạng sẩy thai lâm sàng, phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của người phụ nữ mang thai.[15]

Lý do thông thường nhất của sự mất thai tự phát trong ba tháng đầu là những bất thường nhiễm sắc thể của phôi thai/thai nhi,[10][16] chiếm ít nhất 50% những ca mất thai sớm.[17] Các lý do khác gồm bệnh tim mạch (như lở ngoài da), tiểu đường, và các vấn đề hormone, nhiễm trùng, các bất thường của tử cung.[16] Tuổi người mẹ càng cao, và tiền sử mất thai trước đó là hai nguyên nhân hàng đầu gắn liền với nguy cơ cao về mất thai tự phát.[17] Một sự mất thai tự phát cũng có thể do nguyên nhân chấn thương do tai nạn; gây chấn thương hay stress để dẫn tới sẩy thai được coi là sự phá thai có ý định hay feticide.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phá_thai http://www.racgp.org.au/afp/200609/11015 http://www.csis-scrs.gc.ca/en/publications/comment... http://www.china.org.cn/english/2003/Mar/59194.htm http://civilliberty.about.com/od/gendersexuality/t... http://members.aol.com/abtrbng/lea.htm http://www.cbctrust.com/history_law_religion.php http://www.csmonitor.com/2006/0912/p01s04-woam.htm... http://www.diseasesdatabase.com/ddb4153.htm http://www.eturbonews.com/6052/thousands-women-n-i... http://books.google.com/?id=0BY0hx2l5uoC